Cách giảm đau bụng trong ngày "đèn đỏ" bằng thảo dược

  Đau bụng kinh hay còn gọi là thống kinh có thể xuất hiện trước, trong và sau những ngày đèn đỏ với biểu hiện đau bụng dưới, thắt lưng, ngực căng tức thậm chí có những biểu hiện nặng hơn như khó thở, đổ mồ hôi, đứng lên ngồi xuống mặt mày xây xẩm. Tử cung co bóp quá mạnh đè lên các mạch máu gần đó, cắt đứt nguồn cung cấp ôxy cho các tế bào cơ. Một phần cơ tử cung bị thiếu ôxy sẽ dẫn tới đau bụng.
cay-JPG-9077-1438007718.jpg
Ảnh minh họa. Pinterest.
Theo lương y Nguyễn Đức Nghĩa, Hội Dược liệu TP HCM, có những cách chữa đau bụng kinh như massage, chườm đá nóng hay lăn bình nước ấm qua bụng vừa massage. Ngoài ra có thể dùng một túi muối hạt hơ lửa cho nóng ấm để chườm bụng. Một nắm lá ngải cứu cùng muối hạt hơ nóng chườm trên bụng cũng có tác dụng tốt xoa dịu cơn đau. Ngoài ra, bạn ngâm chân 15-20 phút trong nước muối nóng hoặc nước dược liệu có tinh dầu như quế, sả, củ địa liên, gừng, giúp cơ thể thư giãn và tác động lên những mạch máu, nhờ vậy giảm cơn đau.
Một số người sử dụng phương pháp châm cứu trong trường hợp cơn đau bụng kinh nặng. Lương y Nghĩa khuyên, thuốc uống chống co thắt tử cung và có tác dụng an thần nhưng thường đi kèm tác dụng phụ, do đó chỉ dùng khi thực sự cần thiết, không nên lạm dụng.
Theo Đông y, một số cây thuốc quen thuộc có thể chữa chứng đau bụng kinh như:
- Cây ngải cứu nấu nước sôi lên tầm 10 phút sau đó lấy nước uống, uống 2-3 lần trong ngày.
- Cỏ cú: Lấy 30 g củ tươi, nếu củ khô thì 12 g, một lít nước, nấu sôi 15 phút, uống vài lần trong ngày.
- Một nắm cây ích mẫu, chừng 20 g nếu lá khô, nấu cùng một lít nước để uống.
- Cây nhân trần, 3 loại nhân trần đều dùng được, nấu 50 g tươi hoặc 15 g khô nấu đặc uống.
- Củ gừng tươi 20 g đun nước uống giúp ấm bụng, xoa dịu cơn đau.

SKĐS 

Đăng nhận xét

0 Nhận xét